Anh Võ Văn Thưởng tham gia Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X


Chiều ngày 28/6, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X ( khóa IX) đã bế mạc sau 2 ngày làm việc. Tại hội nghị lần này đã kiện toàn nhân sự với việc tiến hành bầu bổ sung 8 Ủy viên Ban Thường vụ và 10 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX.

Bế mạc hội nghị, Ban chấp hành đã thông qua báo cáo tiếp thu và giải trình ý kiến của Ban thường vụ Trung ương Đoàn về chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; kế hoạch tổ chức Đại hội đoàn các cấp, đề án tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, một số nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung điều lệ Đoàn, một số nội dung cần nghiên cứu để xây dựng Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10.

Vo Van Thuong tham du le Be mac hoi nghi lan thu X

Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

Đa số ý kiến thống nhất với 4 nội dung lớn trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng. Trong đó, cuộc vận động Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới là một trọng tâm hành động. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Võ Văn Thưởng cho biết, từ yêu cầu thực tế của cuộc sống, để cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết, trong thời gian tới đội ngũ cán bộ Đoàn phải hiểu thanh niên, gần gũi, đối thoại được với thanh niên, có ý tưởng, kỹ năng tổ chức phong trào, dẫn dắt thanh niên tham gia phong trào.

Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên TW Đảng – Bí thư thứ nhất TW Đoàn nhấn mạnh: Chúng ta quyết tổ chức Đại hội Đoàn tất cả các cấp trong cùng 1 năm 2012, nên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cơ sở Đoàn từ trung ương tới địa phương. Nhưng phải tính toán tới yếu tố đặc thù, tới những loại hình tổ chức cơ sở Đoàn khác nhau. Trong chuẩn bị nhân sự cho đại hội phải nâng cao chất lượng của BCH các cấp, đ/c mong muốn rằng trong đội ngũ cán bộ Đoàn phải chủ động, tiến công, kiên trì để có một đội ngũ cán bộ Đoàn sắp tới phải là những người gần gũi với thanh niên, hiểu thanh niên biết lắng nghe có khả năng đối thoại với thanh niên và dẫn dắt thanh niên đi theo mục tiêu, lý tưởng của Đoàn trong tổ chức thực hiện các phong trào…. Bên cạnh đó, nên tổ chức bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Trong đó, một số tỉnh, thành Đoàn sẽ được chọn thí điểm.

Về kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, dự kiến tổ chức vào tháng 12/2012 tại Hà Nội với 1 nghìn 200 đại biểu chính thức. PV


(Theo website Võ Văn Thưởng)

Bình Định: Sôi động “Tiếp sức mùa thi”


Ngày 26/6/2011, 300 ĐVTN, sinh viên tình nguyện của Thành đoàn Quy Nhơn, Đoàn trường ĐH Quy Nhơn, ĐH Quang Trung đã tham dự chương trình Lễ ra quân chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2011 do Tỉnh Đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định phối hợp với Báo Thanh Niên, Tập đoàn Thiên Long đã tổ chức.





Theo chương trình, tại 41 điểm đón tiếp thí sinh, như các nhà ga, bến xe, các điểm dừng xe, địa điểm thi, các nút giao thông… sinh viên tình nguyện sẽ trực tiếp tham gia tư vấn cho thí sinh và người nhà thí sinh về nhà trọ, đường đi, địa điểm thi, quy chế tuyển sinh, giá cả sinh hoạt, phương tiện giao thông… và tham gia giữ gìn an ninh trật tự, ATGT trong quá trình diễn ra kỳ thi.

Được biết, trong mùa tiếp sức năm nay, chương trình không chỉ tăng về số lượng địa điểm đón thí sinh và lực lượng tình nguyện viên, các hình thức tư vấn, hỗ trợ cũng đa dạng hơn, như: tư vấn trực tuyến, tư vấn bằng phần mềm Googlemap…

*Trước đó,  92 học sinh tiểu học, THCS và THPT đến từ 11 huyện, thành phố đã tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Bình Định lần thứ XVII- năm 2011 tại Trường Cao đẳng Nghề Quy Nhơn. Các thí sinh trải qua 2 phần thi: trắc nghiệm kiến thức (30 phút) và thực hành ứng dụng (90 phút đối với khối tiểu học), thi lập trình (120 phút đối với khối THCS và THPT).

Kết quả, Ban tổ chức đã trao 25 giải thưởng cho cá nhân. Trong đó, khối tiểu học có 2 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích; khối THCS có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích; khối THPT có 2 giải nhì và 4 giải khuyến khích.Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã tặng bằng khen cho 3 đơn vị: Thành đoàn Quy Nhơn, Huyện đoàn An Lão và Huyện đoàn Hoài Nhơn vì đã tổ chức tốt cuộc thi tin học tại cơ sở; đồng thời, chọn 4 học sinh có số điểm cao nhất vào đội tuyển của tỉnh chuẩn bị tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc diễn ra vào đầu tháng 8/2011 tới…

CTV Hoài Đức – TĐ Bình Định – Đ


(Theo website Võ Văn Thưởng)

Thành đoàn Hải Phòng: Ra quân tiếp sức mùa thi năm 2011


Sáng 27.6, Ban Thường vụ Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hải Phòng tổ chức chương trình “Lễ ra quân tiếp sức mùa thi 2011” với sự tham gia của gần 500 bạn sinh viên tình nguyện đến từ các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố.

Thành đoàn Hải Phòng

Ngày hội tiếp sức màu thi được chia làm 3 đợt: đợt 1 (từ 27/6 đến 20/7), đợt 2 (từ 5/7 đến 11/7/2011), đợt 3 (từ 15/7 đến 20/7/2011).Với thông điệp “Hãy tự tin, chúng tôi đi cùng bạn” chương trình do Thành đoàn- Hội Sinh viên thành phố Hải Phòng, Tập đoàn Thiên Long, Bộ Giáo dục – đào tạo, báo Thanh Niên phối hợp tổ chức.Điểm mới của năm nay là bên cạnh các đội tiếp sức mùa thi có mặt tại các bến tàu xe, còn có các đội hình tình nguyện như “Tình nguyện Hoa phượng đỏ” tham gia tư vấn đảm bảo an toàn giao thông tại các chốt điểm.

Bạn Nguyễn Thu Thủy và hơn 50 bạn cùng quê đã thành lập Đội tiếp sức mùa thi của Hội đồng hương Hải Dương. Cô hy vọng những đội tình nguyện như thế này sẽ giảm được sự e dè, ngần ngại của các thí sinh có thể tư vấn cho thí sinh và người nhà thí sinh có chỗ ăn nghỉ với giá cả hợp lý nhất.Ngay sau Lễ phát động, các đội tình nguyện đã bắt đầu hoạt động tiếp sức mùa thi diễu hành xe mô tô tuyên truyền tiếp sức mùa thi qua các tuyến đường trên địa bàn thành phố. Theo thông tin từ ban tổ chức các đội hình sinh viên tình nguyện sẽ túc trực từ 5 giờ sáng để cung cấp cho các sĩ tử và người thân từ phương tiện đến điểm trọ.

Các sinh viên tình nguyện sẽ trực tại các bến xe: Niệm Nghĩa, Cầu Rào, Tam Bạc, Lạc Long và ga Hải Phòng là những điểm tập trung đông lượng người qua lại, một số trạm xe buýt … để đón, tư vấn, hướng dẫn và giới thiệu các chỗ trọ giá rẻ và an toàn, hướng dẫn phòng thi… Ngoài sự tham gia vào cuộc của Ban Thường vụ Thành đoàn Hải Phòng, Ban tổ chức kêu gọi sự vào vào cuộc hỗ trợ của các tổ chức và đoàn thể. Thượng tọa Thích Tục Khang, trụ trì chùa Hồng Phúc (phường Bắc Sơn, quận Kiến An) nhận hỗ trợ 100 thí sinh và tạo mọi điều kiện ăn ở đi lại trong chùa giúp các em có kết quả thi cao nhất.

CTV Phạm Đức Mạnh- TĐ Hải Phòng (TL)


(Theo website Võ Văn Thưởng)

Đồng chí Võ Văn Thưởng: Đoàn phải hiệu triệu được thanh niên


Phát biểu tại buổi bế mạc Hội nghị Ban chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 10, khóa IX ngày 28-6, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng cho rằng từ yêu cầu thực tế của cuộc sống, để cụ thể hóa các nội dung trong nghị quyết, trong thời gian tới đội ngũ cán bộ Đoàn phải hiểu thanh niên, gần gũi, đối thoại được với thanh niên, có ý tưởng, kỹ năng tổ chức phong trào, dẫn dắt thanh niên tham gia phong trào.

vo van thuong

Anh Võ Văn Thưởng

Bế mạc Hội nghị Ban chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 10, khóa IX:

Đoàn phải hiệu triệu được thanh niên

TT – Phát biểu tại buổi bế mạc Hội nghị Ban chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 10, khóa IX ngày 28-6, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng cho rằng từ yêu cầu thực tế của cuộc sống, để cụ thể hóa các nội dung trong nghị quyết, trong thời gian tới đội ngũ cán bộ Đoàn phải hiểu thanh niên, gần gũi, đối thoại được với thanh niên, có ý tưởng, kỹ năng tổ chức phong trào, dẫn dắt thanh niên tham gia phong trào.

Anh Thưởng cho rằng thời gian qua nhiều phong trào có nội dung hay được xã hội đồng tình, cuốn hút được thanh niên tham gia như: Em tôi đi thi, Góp đá xây Trường Sa, Tiếp sức mùa thi, Khi Tổ quốc cần… Do vậy mỗi cấp bộ Đoàn với độ nhạy cảm của người làm công tác thanh niên, từ việc lắng nghe tiếng nói từ cơ sở phải trăn trở để tìm ra những ý tưởng mới lạ, hấp dẫn, để nhân rộng ra cho thanh niên tham gia.

“Thanh niên đang chờ chúng ta, làm sao phải hiệu triệu, tổ chức được thanh niên thành một lực lượng hùng mạnh trong phong trào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, anh Thưởng nhấn mạnh.

Bế mạc hội nghị, Ban chấp hành đã thông qua báo cáo tiếp thu và giải trình ý kiến của Ban thường vụ T.Ư Đoàn về chương trình hành động của Đoàn thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc XI; kế hoạch tổ chức đại hội Đoàn các cấp, đề án tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, một số nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung điều lệ Đoàn, một số nội dung cần nghiên cứu để xây dựng báo cáo của Ban chấp hành T.Ư Đoàn khóa IX tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Hội nghị đã kiện toàn nhân sự Ban chấp hành, Ban thường vụ T.Ư Đoàn khóa IX, theo đó bầu bổ sung 8 ủy viên Ban thường vụ, 10 ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đoàn.

Theo PV.


(Theo website Võ Văn Thưởng)

Anh Võ Văn Thưởng: Sẽ thí điểm bầu trực tiếp Bí thư tỉnh, thành Đoàn


TP – Ngày 28 – 6, Hội nghị BCH T.Ư Đoàn lần thứ 10, khoá IX nghe báo cáo giải trình, tiếp thu của Ban Thường vụ T.Ư Đoàn về Chương trình hành động của Đoàn, các nội dung chuẩn bị ĐH Đoàn toàn quốc lần thứ X; Kiện toàn BCH, Ban Thường vụ T.Ư Đoàn.

Theo đó, tỷ lệ thí điểm bầu Bí thư trực tiếp tại ĐH Đoàn nhiệm kỳ mới ở cấp tỉnh và cấp huyện từ 15 – 20%; cấp cơ sở từ 25 – 30%.

cong nhan tre
Công nhân trẻ trên công trường nhà máy lọc dầu Dung Quất Ảnh

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng nói: “Các nội dung Chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng lần thứ XI của Đảng; chương trình, đề án và các chỉ tiêu cơ bản chuẩn bị cho ĐH Đoàn toàn quốc lần thứ X mang tính hành động cao, (Tiếp theo trang 1)

được đại biểu thảo luận sôi nổi, nhất trí thể hiện ý chí quyết tâm đeo bám, dẫn dắt đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong toàn Đoàn. Công tác chuẩn bị nhân sự cho ĐH Đoàn các cấp cần phải lựa chọn được đội ngũ cán bộ Đoàn đạt các tiêu chuẩn hiểu biết, biết lắng nghe thanh niên (TN), có khả năng phân tích từ chỉ đạo của cấp uỷ để cụ thể hoá thành những phong trào dẫn dắt, thu hút TN ủng hộ và ĐVTN đi theo Đoàn”.

Về nội dung báo cáo của BCH T.Ư Đoàn khoá IX tại ĐH Đoàn toàn quốc lần X, anh Võ Văn Thưởng cho rằng phải thống nhất trong nhận định tình hình hiện tại và xu hướng vận động trong TN, cách thể hiện sinh động, giàu tính hành động với văn phong hấp dẫn, dễ đi vào lòng người.

Hội nghị kiện toàn nhân sự, cho phép 12 đồng chí chuyển công tác rút tên khỏi BCH, Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, bầu bổ sung 8 đồng chí vào Ban Thường vụ; 10 đồng chí vào BCH T.Ư Đoàn.

Hội nghị biểu dương những sáng kiến thiết thực của đội ngũ cán bộ Đoàn được dư luận xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia, ủng hộ như Học kỳ quân đội, Tiếp sức mùa thi, Góp đá xây Trường Sa, Học từ thiên nhiên, Học làm người có ích, Khi Tổ quốc cần, Tình nguyện vì biển đảo, Em tôi đi thi…

BCH T.Ư Đoàn lựa chọn 6 chương trình, đề án thực hiện trong nhiệm kỳ tới, gồm: Đề án xây dựng diễn đàn kết nối thông tin lãnh đạo Đảng, Nhà nước với thanh thiếu niên (TTN) và xây dựng mạng xã hội cho ĐVTN do Đoàn quản lý; Xây dựng 10 trung tâm huấn luyện kỹ năng, hoạt động dã ngoại TTN; Xây dựng và mở rộng các loại hình sân chơi văn hoá, văn nghệ, rèn luyện thể chất và kỹ năng cho TTN; Tiếp tục thực hiện đề án xây dựng các làng TN lập nghiệp, Đảo TN, hỗ trợ TN học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015; Chương trình hỗ trợ TTN vùng nông thôn phát triển kỹ năng sử dụng máy vi tính và internet; Đào tạo 5.000 cán bộ cho hệ thống của Đoàn ở các cấp từ 2011 – 2015, chương trình đào tạo 500 cán bộ lãnh đạo trẻ.

Theo PV.


(Theo website Võ Văn Thưởng)

Anh Võ Văn Thưởng: Tổ chức thanh niên thành hùng mạnh trong phát triển KT-XH


Đó là kết luận của Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn Võ Văn Thưởng tại buổi bế mạc Hội nghị Ban chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 10 (khóa IX) ngày 28/6 tại Hà Nội.

Về triển khai Chương trình hành động của Đoàn Thanh niên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đồng chí Võ Văn Thưởng chỉ đạo các cấp bộ Đoàn phải làm cho đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi trong thanh niên.

Tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (dự kiến diễn ra vào tháng 12/2012), đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, để đảm bảo đúng kế hoạch, đòi hỏi các cấp bộ Đoàn cần có sự quyết tâm và nỗ lực cao. Trong đó, việc lựa chọn cán bộ Đoàn là yếu tố quyết định tới việc nâng cao chất lượng công tác Đoàn và việc cụ thể hóa các nội dung trong nghị quyết Đại hội của Đảng và của Đoàn.

vo van thuong
Anh Võ Văn Thưởng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phát biểu tại Hội nghị

Theo đồng chí Võ Văn Thưởng, cán bộ Đoàn phải biết tổng kết, hiểu, gần gũi, đối thoại được với thanh niên, có ý tưởng, kỹ năng tổ chức phong trào, dẫn dắt thanh niên tham gia phong trào. Đồng chí nhấn mạnh: “Thanh niên đang chờ chúng ta, làm sao phải hiệu triệu, tổ chức được thanh niên thành một lực lượng hùng mạnh trong phong trào phát triển kinh tế – xã hội”.

Hội nghị đã thông qua báo cáo tiếp thu và giải trình ý kiến của Ban Thường vụ T.Ư Đoàn về chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc XI; kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, đề án tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, một số nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung điều lệ Đoàn, một số nội dung cần nghiên cứu để xây dựng Báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư Đoàn khóa IX tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X. Bầu bổ sung 8 Ủy viên Ban Thường vụ, 10 Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đoàn.

Theo PV.


(Theo website Võ Văn Thưởng)

Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông


Ngày 27-6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí Việt Nam về cuộc gặp của Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25-6-2011. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

* Phóng viên: Ngày 25-6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Xin Thứ trưởng cho biết nội dung Thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam?

Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Internet

Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Internet

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Thông tin về chuyến đi đã được báo chí đưa tin, còn nội dung Thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:

1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.

2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội.…

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết rõ những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị là gì?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc. Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, “tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp. Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước”.

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết tiến trình đàm phán “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc”?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cuối tháng 12-2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển. Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.

Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.

PV


(Theo website Võ Văn Thưởng)

Khai mạc Hội nghị Ban chấp hành TW Đoàn lần thứ 10 khóa IX


Sáng ngày (27/6)tại Hà Nội, Trung ương Đoàn khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ 10 (khóa IX).

Theo chương trình Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày, các đại biểu sẽ chia thành….tổ thảo luận, tập trung góp ý vào Chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; góp ý vào báo cáo  của Ban chấp hành trung ương Đoàn khóa IX tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X và một số nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đoàn. Chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 gồm 4 nội dung lớn:  Trong đó, tập trung đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, nâng cao thể chất và đời sống văn hóa tinh thần cho thanh thiếu nhi; vận động và tổ chức thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn, tích cực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị…

Đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên Trung ương Đảng – Bí thư TW Đoàn cho biết:” Chương trình Chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng tập trung vào những nội dung trong tâm, trọng điểm mà Nghị quyết đặt ra, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đặt ra đối với thanh niên, cũng như khả năng và thế mạnh của thanh niên trong việc tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra. Đây cũng là cơ hội cho thanh niên khẳng định vị trí của mình”.

Khai mạc Hội nghị Ban chấp hành TW Đoàn lần thứ 10 (khóa IX)

Tại tổ thảo luận về” Chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”. Cuộc vận động Thanh niên Việt Nam chung tay xây dựng nông thôn mới, là nội dung nhận được nhiều sự quam tâm của đại biểu. Nhiều ý kiến cho rằng: cuộc vận động cần được xây dựng và triển khai cụ thể tới từng cấp bộ Đoàn cơ sở, giúp thanh niên nhận thức rõ vai trò và vị trí của mình khi tham gia đề án.

Đồng chí Phó Bí thư Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nguyễn Trương Hải Ngọc nói: Trước hết phải tổ chức đào tạo, tập huấn cho 2 đối tượng chính là: thanh niên nông thôn và doanh nghiệp trẻ tại địa phương. Đào tạo cho họ nội dung cơ bản về: nông thôn mới là gì, giữa nông thôn hiện nay và nông thôn mới có điểm gì khác  biệt tích cực, tại sao phải xây dựng nông thôn mới…Vì thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn sẽ là lực lượng chính nên họ cần hiểu vai trò, vị trí và đóng góp của mình trong đề án.Trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh thiếu nhi, đồng chí Phạm Huy Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương (Ban Thi đua Khen thưởng TW) cho biết:tổ chức Đoàn phải chủ động và kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng của thanh niên, vì hơn ai hết tổ chức Đoàn là người gần gũi nhất với thanh niên, đoàn viên. Từ trước đến nay có những việc phát sinh, chúng ta chỉ nắm bắt qua những lênh thông tin khác chứ chưa chủ động phản ánh.Ngày mai, hội nghị tiếp tục thảo luận tại tổ về Kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10 ( vào năm 2012); nghiên cứu sửa đổi bổ sung Điều lệ Đoàn, kiện toàn công tác nhân sự.

 

Bảo Anh

(Theo website Võ Văn Thưởng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Thụy Sỹ Jean Hubert Lebet


Chiều 27/6, tiếp Đại sứ Thụy Sỹ Jean Hubert Lebet đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, dù ở cương vị nào, Đại sứ cũng tiếp tục đóng góp, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Thụy Sỹ.

Nguyen Tan Dung, Thu Tuong, Thuy Sy, Viet Nam, Jean Hubert Lebet

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Thụy Sỹ Jean Hubert Lebet

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp Việt Nam – Thụy Sỹ đang phát triển tích cực, tạo điều kiện cho hai nước phát triển nhiều lĩnh vực.

Đánh giá cao nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam của Đại sứ Jean Hubert Lebet, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những đóng góp của Đại sứ đã góp phần tích cực đưa quan hệ chính trị, ngoại giao, giáo dục – đào tạo Việt Nam – Thụy Sỹ ngày càng gắn bó, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Hiện, Thụy Sỹ là bạn hàng lớn thứ 2 của Việt Nam tại châu Âu.

Thủ tướng mong muốn, với những hiểu biết và tình cảm đối với đất nước và con người Việt Nam, dù ở cương vị nào, Đại sứ cũng sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Thụy Sỹ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng hoan nghênh Đại sứ mới của Thụy Sỹ và khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại sứ mới có nhiệm kỳ công tác thành công tốt đẹp.

Đại sứ Jean Hubert Lebet cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam đối với cá nhân Đại sứ trong thời gian công tác tại Việt Nam.

Đại sứ Jean Hubert Lebet khẳng định, Thụy Sỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các dự án hợp tác với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và cho biết, trong năm nay, hai bên sẽ phối hợp tổ chức nhiều sự kiện kỷ niệm quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Thu Cúc


(Theo website Võ Văn Thưởng)

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tham dự kỷ niệm Ngày Gia đình VN


Gia đình là tổ ấm yêu thương, là chiếc nôi hạnh phúc của mỗi người. Trong lễ kỷ niệm 10 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28-6-2001 – 28-6-2011) tại TPHCM ngày 26-6, ba gia đình hạnh phúc tiêu biểu đã có cuộc giao lưu xúc động với khán giả. Mỗi gia đình đến từ một vùng miền khác nhau, làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế cũng khác nhau nhưng đều có điểm chung là luôn sống có trách nhiệm, vì mọi người, vì xã hội.

Bí thư Thành ủy TPHCM tặng hoa cho ông Lê Văn Chương tại lễ kỷ niệm 10 năm Ngày Gia đình Việt Nam.

Bí thư Thành ủy TPHCM tặng hoa cho ông Lê Văn Chương tại lễ kỷ niệm 10 năm Ngày Gia đình Việt Nam.

Quê ở Ninh Thuận nhưng từ năm 1989 ông Lê Văn Chương cùng vợ con tạm xa quê hương vào TPHCM làm thuê cho một công ty nước giải khát kiếm sống. Để có nơi “an cư lạc nghiệp”, ông chắt chiu tiền mua 50m² đất ở khu phố 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức làm nơi sinh sống cho cả gia đình. Sống trong khu lao động nghèo, đông dân, hàng ngày ông chứng kiến lũ trẻ bị bỏ bê vì cha mẹ bận đi làm thuê gánh mướn. Thấy lũ trẻ thiệt thòi, mỗi khi nghe tin có đứa trong xóm bị sa vào tệ nạn xã hội, ông không khỏi đau lòng.

Không thể ngồi nhìn lũ trẻ thất học, mù chữ và sa vào con đường hư hỏng, ông quyết định cùng vợ dành dụm chút tiền ít ỏi mua sách cũ về nhà cho các cháu đến đọc. Có nơi đọc sách và vui chơi, các cháu đến nhà ông ngày đông dần. Từ vài cháu, sau tăng lên 26 cháu, rồi tăng lên 60 cháu, có lúc tăng lên tới 250 cháu khiến ông phải đi tìm nhà có sân rộng mượn làm nơi vui chơi cho các cháu. Đến nay thì cuộc sống của ông không thể thiếu tiếng cười ríu rít của lũ trẻ.

Tại buổi giao lưu trong Ngày Gia đình Việt Nam cấp TP, ông Chương bộc bạch: “Tôi rất vui vì đã góp phần xây dựng những gia đình hạnh phúc cho bà con lao động nghèo…”. Thật vậy, những đứa trẻ nhặt rác, lượm ve chai trong xóm nhờ có ông nay trở thành những học sinh giỏi, hiếu thảo… Cha mẹ các em vô cùng biết ơn ông vì nếu không có ông dạy dỗ thì gia đình họ khó tránh khỏi nguy cơ tan nát. Liên tục 15 năm qua, gia đình ông Chương đều được quận và TP tuyên dương là “Gia đình hạnh phúc” và “Gia đình văn hóa”, xứng đáng là tấm gương sống động cho các gia đình trẻ noi theo.

“Ở khu phố tôi có Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc hoạt động rất thiết thực, thu hút cả những gia đình hạnh phúc và không hạnh phúc đến sinh hoạt” – Bà Vũ Thị Vĩnh, ở số 3/107 đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TPHCM, phụ trách Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc khu phố 4, “điểm hẹn hạnh phúc” của nhiều gia đình trong xóm, chia sẻ tại buổi giao lưu.

 

Ngày Gia đình Việt Nam là “điểm hẹn” để những gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc cùng gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ.

Ngày Gia đình Việt Nam là “điểm hẹn” để những gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc cùng gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ.

Bà Vĩnh cho biết, tại các buổi sinh hoạt, những cặp vợ chồng hạnh phúc gắn bó hơn 50 năm nhẹ nhàng chỉ dẫn cách xây dựng gia đình hạnh phúc cho những cặp vợ chồng trẻ. Đó là phải biết sống vị tha, thông cảm, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau… Mưa dầm thấm lâu, qua những buổi sinh hoạt, nhờ những lời dạy dỗ yêu thương ấy, nhiều cặp vợ chồng trẻ có nguy cơ ly hôn đã “cơm lành canh ngọt” trở lại.

Không chỉ xây dựng gia đình hạnh phúc, bà Vĩnh còn vận động các thành viên trong Câu lạc bộ giúp đỡ lẫn nhau, chống bạo lực gia đình, trợ vốn cho phụ nữ nghèo, xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”… Trong ngày hội Gia đình Việt Nam tại TP, bà Vĩnh vui vẻ báo tin vui: “Xóm tôi ngày càng có nhiều gia đình hạnh phúc nên không khí chung rất êm ấm, hòa thuận”.

Còn với gia đình quân nhân Trung tá Nguyễn Văn Linh (Phòng Hậu cần Lữ 125 Hải quân) và vợ là trung tá Nguyễn Thị Thanh Điệp (Cục Kỹ thuật Hải quân), thì bí quyết xây dựng gia đình hạnh phúc của họ chính là luôn thông cảm và động viên nhau vượt qua mọi khó khăn.

Trung tá Nguyễn Văn Linh chia sẻ: “Tôi thường đi công tác xa, vợ ở nhà vừa công tác, vừa nuôi dạy con ngoan, học giỏi, thật sự là hậu phương vững chắc để tôi hoàn thành nhiệm vụ. Tôi tự hào vì có một gia đình hạnh phúc”. Chị Thanh Điệp thì bộc bạch: Chị em trong đơn vị tôi đa số có chồng đi công tác ngoài Trường Sa, có khi các anh đi 3 – 4 tháng mới về nhưng các chị vẫn đảm đang lo toan việc nhà. Yêu cầu công tác đòi hỏi những người lính biển phải yên tâm vững lòng nơi đầu sóng, do đó gia đình chính là cội nguồn hạnh phúc để giúp họ hoàn thành nhiệm vụ.

Mai Trần


(Theo website Võ Văn Thưởng)

Sinh viên, thanh niên tình nguyện thủ đô xuống đồng cứu lúa


Trong những ngày này, do ảnh hưởng của con bão số 2, hơn 100 ha lúa chiêm xuân của các phường Phú Lương và Phú Lãm quận Hà Đông-Hà Nội đang bị ngập sâu. Người dân nơi đây đang hết sức vất vả do lúa đến ngày thu hoạch nhưng bị ngập lũ. Thành đoàn Hà Nội đã triển khai kế hoạch ra quân tình nguyện đột xuất hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa.

Sinh viên, thanh niên tình nguyện thủ đô xuống đồng cứu lúa

Nguyễn Thị Thúy Nga, sinh viên trường Đại học Thương mại tham gia CLBSV “khát vọng tuổi trẻ” cho biết, năm nay, ngoài các hoạt động tình nguyện khác, CLB của em còn tham gia giúp người dân thu hoạch lúa chiêm. Đây là hoạt động thiết thực, bổ ích nhất mà em từng tham gia.Nga chia sẻ, sau hoạt động này, em sẽ chia sẻ với các bạn thanh niên khác trong CLB và cả ở trường nữa để các bạn biết và tham gia nhiều hơn nữa những hoạt động như thế này nhằm chia sẻ nỗi những khó khăn vất vả của người dân.Nguyễn Thị Việt Phương- khoa Kế toán- Đại học Lao động-xã hội cho biết, đây là lần đầu tiên em đi gặt lúa. Mệt nhưng Phương cảm thấy rất vui vì em đã đóng góp một phần nhỏ nhoi công sức lao động của mình góp phần vào giảm bớt những khó khăn vất vả của người dân nơi đây trong mùa thu hoạch.

Nguyễn Thiện Thân, phường Phú Lương- quận Hà Đông-Hà Nội cho biết, vụ mùa này gia đình anh cấy gần 5 sào lúa nhưng đều ở chân ruộng thấp. Do ảnh hưởng mưa bão nên tất cả diện tích này của gia đình anh bị ngập sâu trong nước. Nếu không nhanh chóng thu hoạch lúa sẽ mọc mầm hết. Nhưng gia đình lại leo người nên rất vất vả trong vụ thu hoạch này.Anh Thân chia sẻ, gia đình anh được 7 TNTN giúp cắt lúa nên anh rất vui và cảm động.

Thửa rộng xứ đồng C Chuông của nhà anh thân rộng hơn 3 sào, ngập sâu đến gần 1 mét, phải dùng thuyền để thu hái lúa. Các bạn TNTN đã giúp anh cắt lúa, chất lúa lên thuyền, tuốt lúa và đẩy xe lúa về nhà.Thành đoàn Hà Nội cho biết, ba ngày hôm nay từ 25 đến 27/6 đã có gần 400 lượt TNTN ra quân giúp đỡ người dân thu hoạch lúa chiêm xuân tại đây.Từ đầu năm đến nay các cấp bộ Đoàn đã đảm nhận 8.571 công trình: Vì đàn em thân yêu, chăm sóc giúp đỡ hơn 158.000 trẻ em thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện được 6.967 đề tài, sáng kiến; xây dựng mới 1.857 điểm tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ và truy cập Internet cho thanh niên miền núi, nông thôn; tư vấn và giới thiệu việc làm cho hơn 444.000 thanh niên…

Bên cạnh các công việc thường xuyên và các nhiệm vụ đã đặt ra trong chương trình công tác năm 2011, các cấp bộ Đoàn tập trung vận động và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên xung kích triển khai hiệu quả Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2011 thông qua việc đăng ký, đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên dựng xây đất nước, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; triển khai thực hiện Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam chung tay xây dựng nông thôn mới”.

 

Nguồn GD&TĐ online – ĐH

(Theo website Võ Văn Thưởng)