Đính chính vụ Văn Giang - Ecopark và bà Nguyễn Thanh Phượng

Ban biên tập nhận nguồn tin từ Cộng tác viên cho biết: Ngày 2/5/2012, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) là ông Đào Ngọc Thanh, đã ban hành công văn số 83/CV-VH gửi các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương trong cả nước với mong muốn các cơ quan truyền thông giúp ông Đào Ngọc Thanh làm sáng tỏ thông tin về việc bà Nguyễn Thanh Phượng với nội dung:



Hình ảnh công văn của công ty “Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” gửi cơ quan báo chí
Nội dung trong bản công văn được ông Đào Ngọc Thanh khẳng định rõ: “Sau khi cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 24/4/2012, trên mạng Internet xuất hiện một số thông tin cho rằng “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) và Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng là một.

Trước thông tin này, Tổng giám đốc khẳng định “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” hoàn toàn không liên quan gì tới Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng”, mọi thông tin về pháp lý của công ty, hoàn toàn có thể kiểm chứng tại cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên. Đường dẫn: http://hungyenbusiness.gov.vn. Và kể từ năm 2003 thành lập công ty đến nay, “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng”(Vihajico), chưa từng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng bất kỳ lần nào. Tổng giám đốc công ty hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh, cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lương Xuân Hà, chứ không phải theo một số tin đồn thất thiệt là Bà Nguyễn Thanh Phượng mà cộng đồng mạng đã đồn đoán.

Chúng tôi khẳng định bà Nguyễn Thanh Phượng hoàn toàn không liên quan gì tới dự án Ecopark, cũng như không có bất cứ vai trò pháp lý nào trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.

Nội dung chi tiết bản công văn của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng:



Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/tin-nong-cong-ty-cp-dt-pt-do-thi-viet-hung-dinh-chinh-ve-vu-viec-ecopark.html

Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng họp xúc tiến khởi động dự án VSIP tại Quảng Ngãi

Sáng 17-02, Đoàn công tác của Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore do ông Huỳnh Quang Hải, Thường trực HĐQT kiêm Chủ tịch Dự án VSIP tại Quảng Ngãi đã làm việc với UBND tỉnh để báo cáo sơ bộ công tác quy hoạch Dự án Khu liên hợp Đô thị – Công nghiệp – Dịch vụ tại Quảng Ngãi. Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thị Xuân Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Thị Loan cùng lãnh đạo các sở ngành dự buổi làm việc.

Ông Huỳnh Quang Hải cho biết, dự án này sẽ triển khai thực hiện trong tháng 7-8 tới, tại xã Tịnh Thọ, Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, với diện tích khoảng 1.229 ha và chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đoạn I sẽ đầu tư khoảng 653 ha và tiếp tục đầu tư hết diện tích còn lại, đáp ứng được yêu cầu kết nối liên hoàn giữa các phân khu chức năng, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và đồng bộ nhằm đảm bảo mục tiêu hướng phát triển công nghiệp sạch đi đôi với đô thị và dịch vụ.


Công ty VSIP Quảng Ngãi ủng bà con tiểu thương chợ Quảng Ngãi 200 triệu đồng.

Đây là dự án thứ 5 của VSIP tại Việt Nam và là dự án kiểu mẫu tại khu vực miền Trung sau khi VSIP thành công với hai dự án tại tỉnh Bình Dương, một dự án tại tỉnh Bắc Ninh và một dự án ở thành phố Hải Phòng. Hiện Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore đang tiếp cận với các nhà đầu tư tiên phong trong nước, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài về Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi trong thời gian đến.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng hoan nghênh Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore đã đến đầu tư tại Quảng Ngãi. Tỉnh coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, một dự án rất quan trọng và sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty VSIP khảo sát, triển khai thực hiện thành công tại Quảng Ngãi.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa đã thống nhất ý tưởng đề xuất của Công ty VSIP và nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án đối với tỉnh. Vì vậy yêu cầu các sở, ban ngành liên quan của tỉnh coi đây là nhiệm trọng tâm của mình, chủ động phối hợp làm việc với Công ty VSIP và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện để sớm khởi công xây dựng, kinh doanh hiệu quả tại Quảng Ngãi.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng kiểm tra xây chợ tạm

Sáng ngày 11/2, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Khoa đã đến hiện trường xây dựng chợ tạm nằm cuối đường Phạm Văn Đồng kiểm tra việc triển khai xây dựng chợ tạm, sau đó làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, đơn vị chủ đầu tư xây dựng, quản lý chợ tạm.

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng cho rằng đơn vị thi công chợ tạm huy động quá ít phương tiện và nhân lực để thi công, nếu không tập trung thi công khẩn trương thì khó hoàn thành đúng tiến độ tỉnh đã chỉ đạo. Vì vậy ngay trong ngày, Công ty phải làm việc với đơn vị thi công huy động ít nhất từ 4-5 xe ủi, xe lu để tập trung san ủi, lu mặt bằng, sau đó đổ bêtông toàn bộ mặt bằng, thực hiện theo hướng cuốn chiếu làm 3 ca liên tục, lắp ghép kiốt và làm việc đúng tinh thần khắc phục hậu quả hỏa hoạn, quyết tâm đưa chợ tạm vào hoạt động sớm hơn 45 ngày như kế hoạch tiến độ đã đề ra…

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu thi công chợ tạm theo hướng vừa thiết kế vừa thi công; dù là chợ tạm nhưng phải đảm bảo các điều kiện từng lô hàng, có hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, bãi đậu đỗ xe đúng thiết kế, thời gian sử dụng chợ tạm ít nhất từ 2-3 năm.

Bên cạnh đó, tập trung lực lượng tháo dỡ các dãy ki ốt tạm xung quanh chợ cũ vào lắp ghép tại chợ tạm; thuê đơn vị tư vấn lập phương án tháo dỡ chợ bị cháy; phân công trong lãnh đạo công ty mỗi người phụ trách một mảng từ việc chăm lo, hỗ trợ cho những tiểu thương bị thiệt hại đến việc xây dựng chợ tạm, tháo dỡ chợ bị cháy… một cách khẩn trương nhằm sớm ổn định cuộc sống của bà con tiểu thương và sớm đưa các hộ tiểu thương vào chợ tạm kinh doanh buôn bán.

Ông Ngô Văn Tươi, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi - đơn vị được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi giao xây dựng chợ tạm cho biết ngày 10/2, Công ty bắt đầu triển khai xây dựng chợ tạm trên diện tích mặt bằng 6.000m2 trên nền đất mới và trên 1.000m2 trong khuôn viên sân khu Trung tâm triển lãm tỉnh để bố trí cho 1.165 hộ tiểu thương. Trong đó, tại chợ tạm trên diện tích sẽ xây dựng và bố trí cho 715 hộ tiểu thương và tại Trung tâm triển lãm bố trí 450 hộ kinh doanh các mặt hàng. Tất cả gần 1.200 hộ kinh doanh tại chợ Quảng Ngãi đều được chuyển vào 2 khu vực chợ tạm. Tổng kinh phí để xây dựng, lắp đặt tại chợ tạm này từ 4-5 tỷ đồng.

Theo ông Ngô Văn Tươi, Công ty đã thống nhất các đơn vị thi công tập trung mọi phương tiện, nhân lực thi công 3 ca liên tục nhằm bảo đảm tiến độ hoàn thành trong thời gian từ 40-45 ngày, tạo điều kiện sớm nhất đưa các hộ tiểu thương bị thiệt hại do cháy vào hoạt động buôn bán./.

Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN/Vietnam+)

Đã khống chế được đám cháy ở chợ Quảng Ngãi

Khoảng 8 giờ 30 sáng 9/2, đám cháy ở chợ Quảng Ngãi đã cơ bản bị khống chế.
Vào lúc 4 giờ 45 ngày 9/2, chợ Quảng Ngãi ( phường Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) bốc cháy.

Có mặt tại hiện trường vào thời điểm khoảng 5 giờ 20, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh Quảng Ngãi điều động 6 xe cứu hỏa có mặt tại hiện trường để dập tắt đám lửa.

Bí Thư tỉnh Ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng, cùng lãnh đạo UBND và Công an tỉnh Quảng Ngãi có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác dập lửa.

Do ngọn lửa bùn phát quá mạnh nên, lực lượng phòng cháy chữa cháy tiếp tục điều động thêm 2 xe chữa cháy ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất và 3 xe ở tỉnh Quảng Ngãi, với hơn 300 cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy.

Đến khoảng 8 giờ 30 đám cháy cơ bản được khống chế không có thiệt hại về người nhưng nhiều hàng hóa bên trong chợ đã bị thiêu rụi.

Nguyên ngân của vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Một số hình ảnh các lực lượng nỗ lực chữa cháy (ảnh: Chinhphu.vn):



Thế Phong

Võ Văn Thưởng-Bí thư Tỉnh uỷ: tham dự Họp khẩn chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy

Chiều ngày 9-2, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa đã chủ trì cuộc họp khẩn bàn biện pháp khắc phục hậu quả vụ cháy chợ Trung tâm Quảng Ngãi. Tham dự có ông Võ Văn Thưởng- Bí thư Tỉnh uỷ.

Trong vụ này có hàng trăm tiểu thương bị thiệt hại nặng nề.

Theo báo cáo nhanh, vụ cháy xảy ra khoảng hơn 4 giờ sáng ngày 9-2 tại tầng 1, cửa số 9, góc đường Nguyễn Bá Loan. Sau khi nhận tin báo, lực lượng PCCC Công an tỉnh Quảng Ngãi đã điều trên 10 xe chữa cháy và trên 200 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường (có sự hỗ trợ của Công an PCCC tỉnh Quảng Nam) để chữa cháy.

Đến 10h cùng ngày ngọn lửa tại tầng 1 mới cơ bản được dập tắt, không cho lây lan ra khu vực nhà dân. Tuy nhiên, đến 17h chiều cùng ngày, các lưc lượng chức năng vẫn chưa tiếp cận được bên trong của khu vực xảy điểm cháy, do lửa vẫn còn và nhiệt độ cao.

Trong đêm 9-2, cơ quan chức năng sẽ bố trí lực lượng trực bảo vệ nghiêm hiện trường. Đến sáng ngày 10-2, lực lượng công an mới có thể tiếp cận hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ cháy và cho tiêu thương tiếp cận với quày hàng của mình.

Theo số liệu ban đầu của UBND thành phố Quảng Ngãi cung cấp, chợ có 428 hộ kinh doanh với 682 lô, sạp trong nhà lồng (quần áo 244 lô, tạp hoá 116 lô, còn lại là dày dép, bánh kẹo, thực phẩm...). Lượng hàng hoá bị thiêu rụi ước khoảng 617 tấn, trị giá khoảng 200 tỷ đồng.

Một tiểu thương đau đớn vì mất tài sản quá lớn.

Chợ Quảng Ngãi được xây dựng lại và đưa vào sử dụng năm 1994, công trình cấp II, với diện tích gần 6000m2, thời gian sử dụng 50 năm.

Để sớm ổn định cuộc sống của tiểu thương trong vụ cháy chợ, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ mỗi hộ 5 triệu đồng và chỉ đạo các ngành chức năng sớm xây dựng chợ tạm để phục vụ việc kinh doanh, mua bán của nhân dân trong tỉnh và công an tỉnh điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy.

Ngoài ra, Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (doanh nghiệp được giao quản lý chợ) quyết định hỗ trợ mỗi tiểu thương 9 triệu đồng/3 tháng. Ngân hàng Sacombank Quảng Ngãi cam kết sẽ có những khoản tín dụng ưu đãi đối với tiểu thương đã vay vốn của ngân hàng.

UBMTTQ VN tỉnh cũng đề nghị được trích 3/5 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ thiên tai của tỉnh để hỗ trợ tiểu thương.

Bí thư Tỉnh ủy Quãng Ngãi Võ Văn Thưởng chỉ đạo chữa cháy tại hiện trường.
Phú Đức

Toàn bộ chợ Quảng Ngãi đang cháy rụi

* Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi đang có mặt tại hiện trường
* Huy động 500 công an, bộ đội, dân quân tự vệ tham gia chữa cháy
* TP Quảng Ngãi thành lập khẩn cấp Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy chợ
* Đập tường tiến vào chợ

Khoảng hơn 5g sáng nay 9-2, chợ Quảng Ngãi rộng hàng hecta nằm kẹp giữa ba con đường lớn là Nguyễn Nghiêm - Ngô Quyền - Nguyễn Bá Loan, đã bốc cháy dữ dội.

Cho đến 8g sáng nay, 9-2, theo ghi nhận của TTO, toàn bộ khu chợ này vẫn đang ngập chìm trong biển lửa.

Xem ảnh chợ Quảng Ngãi bốc cháy ngùn ngụt

















Hiện tại, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã huy động hàng chục xe cứu hỏa cùng cán bộ chiến sĩ có mặt tại hiện trường dập tắt đám cháy để không lan ra bên ngoài. Bởi xung quanh chợ là hàng trăm hộ dân sinh sống.
Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn cũng đã điều hai xe chữa cháy đến hỗ trợ.
Tuy nhiên, đến 8g sáng nay, cả khu chợ vẫn đang cháy dữ dội, ngọn lửa bốc cao hàng chục mét.
Theo một số tiểu thương, khu vực chính của chợ là nơi tập trung những mặt hàng có giá trị lớn như sạp vải, quần áo, bánh kẹo, mỹ phẩm…
Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng và nhiều lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đang có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác chữa cháy.
Lực lượng công an đã huy động 300 người để tham gia công tác chữa cháy và giữ an ninh trật tự. Riêng một số tiểu thương buôn bán nhỏ có các quầy bên ngoài chợ trong sáng 9-2 cũng đã khẩn trương đưa hàng của mình ra khỏi chợ vì sợ ngọn lửa lây lan.
8g sáng nay, ngọn lửa vẫn còn bốc cháy dữ dội và khói bốc cao, bao trùm cả khu dân cư gần đó.
Theo thông tin ban đầu từ những  tiểu thương đang là nạn nhân của vụ cháy, chợ Quảng Ngãi cháy vào khoảng 5 giờ ngày 9-2. Khi phát hiện đám cháy, những tiểu thương quanh chợ đã báo cáo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, đồng thời báo cho bà con tiểu thương trong chợ đến “ cứu” hàng.
Sau đó, lực lượng PCCC đã huy động không dưới 8 xe chữa cháy cùng các lực lượng đến hiện trường tham gia chữa cháy.
Công an TP cũng đã  chốt chặn đoạn từ ngã tư đường Quang Trung giao với đường Nguyễn Nghiêm để đảm bảo trật tự và tạo điều kiện cho xe chữa cháy tiến hành chữa cháy.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa, giám đốc Công an tỉnh Lê Xuân Hòa cũng đã có mặt ở hiện trường để chỉ đạo chữa cháy .
Ông Nguyễn Minh Châu, trưởng tổ 5 phường Nguyễn Nghiêm có nhà ở đường Lê Đình Cẩn cho hay, ông được tiểu thương báo lúc 5g sáng nên đã gọi 30 hộ tiểu thương ra cứu hàng nhưng ngọn lửa quá lớn nên hầu như tất cả đều không cứu được.
Một số tư thương cho rằng lửa bốc cháy từ hàng giày dép rồi lan sang các gian hàng khác. Bà Trần Thị Lê Họa chủ hiệu bán vải Hoa Thúy kể: Lúc đó quảng 5 giờ, nghe cháy tui vội vàng cùng chồng con chạy xuống cứu hàng. May ngọn lửa chưa đến hàng của tôi. Nhưng gian bên cạnh của chị Huệ đã cháy quá lớn. Tui bảo chị thôi chạy ra đi chứa lửa cháy chết bây giờ. Chị Lệ Huệ chạy ra ngoài bất lực, khóc.
Tiểu thương bán bánh kẹo là Nguyễn Thị Hường dưới xã Nghĩa Dõng kể: “Tui nghe đón xe thồ chạy lên nhưng cháy sạch rồi không làm gì được. Con gái tui là  Nguyễn Thị Thủy Nguyên làm ăn ở TP.HCM gửi tiền về cho mẹ bán. Mấy hôm nay bán buôn tiền để trong két giờ cháy sạch rồi”. Bà Nguyễn Thị Mai cùng bán hàng bánh kẹo ở Nghĩa Dõng thở dài: “Hết sạch rồi. Giờ biết làm sao”
8g20. Lực lượng cứu hỏa vẫn đang ra sức dập tắt đám cháy.Có một trở ngại là chợ Quảng Ngãi đang xây dựng nên những tiểu thương đã làm những kiốt tạm xung quanh chợ và trong lúc này lại cản trở việc đưa xe chữa cháy đến hiện trường nên đến lúc này ngọn lửa vẫn chưa được khống chế.
9g30. Chợ trung tâm lớn nhất của Quảng Ngãi vẫn đang còn ngùn ngụt khói. Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của tỉnh đã huy động toàn bộ hơn mười xe chữa cháy đến hiện trường. Các xe chữa cháy liên tục hú còi để bơm thêm nước hòng tiếp cập gần hơn với ngọn lửa.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng đã chỉ đạo chỉnh quyền tỉnh và các ngành huy động thêm 200 người, nâng tổng số 500 công an, quân đội, lực lượng dân quân tự vệ…có mặt ở hiện trường tham gia chữa cháy; đồng thời giúp dân di chuyển tài sản còn sót lại.
Cũng ngay trong sáng nay, thành phố Quảng Ngãi đã thành lập khẩn cấp Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy chợ để giúp người dân chữa cháy, tiếp cứu tài sản, con người, hạn chế thấp nhất vụ cháy chợ gây ra đối với các khu dân cư xung quanh.
Đến giờ này chưa có thông tin thiệt hại về người.
Chợ Quảng Ngãi hai tầng, tầng trệt kinh doanh quần áo, giầy dép..., tầng hai kinh doanh mỹ phẩm.
Theo ông Huỳnh Chánh, phó chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi, chợ thành phố Quảng Ngãi có khoảng 512 hộ kinh doanh bên trong chợ và khoảng 200 tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ phía ngoài chợ. 
Đến 10g, sau hơn 5 tiếng chợ Trung tâm của thành phố Quảng Ngãi phát cháy, cả thành phố Quảng Ngãi vẫn nháo nhác, chạy tán loạn và đổ dồn về khu vực cháy khiến các tuyến đường Quang Trung, Nguyễn Nghiêm, Lê Trung Đình tắc nghẽn vì lượng người đông như… kiến.
Để thuận lợi cho công tác chữa cháy, bảo vệ an ninh trật tự, tránh hôi của, bảo vệ tính mạng cho các tiểu thương vì tiếc của sẽ lao vào đám cháy cứu tài sản…, lực lượng chức năng đã phong tỏa các tuyến đường trên cũng như các tuyến nhánh vào trong chợ.
Lúc này, ngọn lửa cơ bản đã được khống chế, nhưng lửa vẫn âm ỉ cháy trong khu vực chợ khiến cột khói vẫn bốc lên ngùn ngụt. Cả một góc trời thành phố là những cuộn khói đen.
Những giọt nước mắt, tiếng khóc than tiếc của vang lên xé lòng. Anh Phương (chồng chị Vân- chủ sạp bán quần áo trong chợ) nét mặt hằn lên nỗi sợ hãi và lo lắng vì cho rằng các cửa hàng của gia đình anh trong đó đã cháy rụi. Cả nhà anh Phương (mẹ và em gái) có hai kiôt kinh doanh quần áo trong chợ, trước tết nhập số lượng hàng nhiều về để bán tết, nhưng vẫn còn tồn số lượng lớn. “Ngọn lửa đã thiêu rụi tất cả, ước thiệt hại trên 1 tỷ đồng”, chị Vân nói thêm.
Theo ông Huỳnh Chánh, phó chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi, chợ thành phố Quảng Ngãi,  có khoảng 512 hộ kinh doanh bên trong chợ, tất cả các hộ này đều bị thiệt hại, ước khoảng hàng trăm tỷ đồng đã bị thiêu rụi.
Ngoài lực lượng phòng cháy chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh đã huy động xe chữa cháy của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và phòng cháy chữa cháy tỉnh Quảng Nam hơn 10 chiếc với hơn 100 chiến sĩ tham gia dập lửa. Nhưng do lửa cháy quá dữ dội, người dân ken dày các đường, lửa lại phát ra từ gian hàng giữa chợ, nên công tác chữa cháy rất khó khăn” - thiếu tướng Lê Hòa, giám đốc công an tỉnh Quảng Ngãi, cho biết.
Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng đã thống nhất với lãnh đạo tỉnh phương án đập những tường ở những khu vực đã chắc chắn được dập tắt hoàn toàn, đưa lực lượng vào, tiến tới dập tắt hoàn toàn theo kiểu cuốn chiếu.
Dự kiến, đầu giờ chiều nay, các cuộc họp khác sẽ bị hủy để tất cả chính quyền, lãnh đạo các sở, ngành họp bàn khắc phục hậu quả vụ cháy chợ.

Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng tham dư lễ ra quân đầu năm 2012


Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Thìn 2012, sáng nay (1.2), Ban quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi tổ chức Lễ ra quân đầu năm xây dựng tuyến đường vào Khu công nghiệp Phổ Phong (huyện Đức Phổ). Đến dự có Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng, ông Nguyễn Cao Phúc- Tỉnh ủy viên –Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Quảng Ngãi, lãnh đạo huyện Đức Phổ và các sở ban ngành của tỉnh.

Tuyến đường vào Khu công nghiệp Phổ Phong là công trình quan trọng bậc nhất về hạ tầng để đưa đưa vào khai thác khu công nghiệp theo qui hoạch của UBND tỉnh Quảng Ngãi đề ra. Tuyến đường có chiều dài gần 200m, gồm đường dẫn từ QL 24B vào khu công nghiệp và cầu bê tông dài 132m, rộng 24,5m, có tổng vốn đầu tư 56 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách nhà nước. Toàn bộ tuyến đường này sẽ được đầu tư xây dựng hoàn thiện  hạ tầng gồm: mặt đường, cầu bê tông dự ứng lực, hệ thống vỉa hè, hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống cảnh báo an toàn giao thông. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường vào Khu công nghiệp Phổ Phong nhằm tạo điều kiện để triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp và kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư.

Tham gia xây dựng công trình đường dẫn vào Khu công nghiệp Phổ Phong gồm 3 nhà thầu là: Công ty Cổ phần xây dựng Giao Thủy, Công ty công trình giao thông Quảng Ngãi và Xí nghiệp 491. Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2013. Trong ngày đầu ra quân năm mới, các đơn vị trúng thầu đã cam kết nỗ lực, tập trung phương tiện thi công hoàn thành đúng tiến độ đề ra./.

Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng tham dự kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam


Sáng 03/02 Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2012). Tham dự buổi gặp mặt có Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng, các Phó Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Toản, Nguyễn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa, các Phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo UBND các huyện, thành phố.

Tại buổi họp mặt, các đồng chí đã cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 82 năm xây dựng và trưởng thành.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phạm Minh Toản Phó Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của quá trình chuẩn bị tích cực đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sỹ cách mạng tiền bối, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở nước ta trong thời đại mới; là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tự hào về sự vĩ đại của Đảng trong suốt chặng đường 82 năm qua.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Toản nhấn mạnh trong thiên sử vàng của Đảng có sự đóng góp rất đáng tự hào của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi. Đồng chí đã khẳng định những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi đã đạt được trong năm qua trên các lĩnh vực và những nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2012 và những năm đến

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa: Các cấp, các ngành tập trung bắt tay ngay vào công việc


Sáng 30-01, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa, UBND tỉnh giao ban trực tuyến đầu năm với các sở, ngành và địa phương để nghe báo cáo tình hình trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn-2012. Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thị Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Đặng Thị Lệ Thu đã dự họp.

Theo báo cáo tổng hợp của các sở, ngành và địa phương, nhìn chung tình hình trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm nay có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Điều này đã được thể hiện qua công tác an sinh xã hội được đảm bảo, các hộ gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào vùng sâu, vùng xa được quan tâm chăm lo, tạo điều kiện không để hộ dân nào thiếu đói trong dịp Tết; công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết chu đáo, sức mua tăng; thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe nhân dân; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo, không để xảy ra những vụ việc phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được tổ chức chu đáo, phong phú và giàu tính dân tộc, góp phần tạo không khí đón xuân vui tươi, phấn khởi trong nhân dân.

Tuy vậy, trước, trong và sau Tết cũng nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm, ảnh hướng đến đời sống và không khí vui xuân, đón Tết của người dân như giá cả nhiều mặt hàng tăng, tình hình tai nạn giao thông (từ ngày 28 Tết đến ngày mùng 4 Tết đã xảy ra 6 vụ TNGT đường bộ làm chết 6 người, bị thương 6 ngườị )

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, tập trung của các cấp, các ngành, nhân dân trong tỉnh đã đón Tết đúng với tinh thần vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và đảm bảo Tết đến với mọi nhà, mọi người. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, các cấp, các ngành phải tập trung bắt tay ngay vào công việc, bám sát các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2012. Theo đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng đã đề ra trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung nguồn lực để thực hiện ba nhiệm vụ đột phá là phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, phát triển nguồn nhân lực và hai nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững ở 6 huyện miền núi; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,...

Phỏng vấn bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng: SỰ PHÁT TRIỂN CHỈ MANG LẠI Ý NGHĨA THỰC SỰ KHI NGƯỜI DÂN ĐƯỢC NO ẤM


Sinh tháng 12/1970, anh Võ Văn Thưởng được coi là một bí thư tỉnh ủy trẻ, dù chỉ còn mấy ngày nữa anh bước qua tuổi 42. Nhưng còn một tiêu chí khác về người lãnh đạo trẻ. Người lãnh đạo trẻ, theo đó, là trẻ về tư duy, trẻ về xúc cảm. Theo tiêu chí ấy, thì bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi là người trẻ.

Thanh Thảo: Xin chào bí thư tỉnh ủy Võ Văn Thưởng! Câu hỏi đầu tiên tôi muốn đặt ra với anh-trên tư cách người đứng đầu tỉnh Quảng Ngãi-là một câu hỏi về công nghiệp hóa và nông dân. Chúng ta phấn đấu tới năm 2020 căn bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Nhưng ai cũng biết, công nghiệp hóa( trong đó có dịch vụ) tác động trực tiếp tới đời sống người nông dân, mà không chỉ là những tác động tích cực. Người nông dân đã và sẽ còn bị mất đất-tư liệu sản xuất chính-trong khi chưa chuyển được sang làm công nghiệp hay dịch vụ. Đời sống của họ đã và sẽ rất khó khăn. Anh có ý kiến gì về vấn đề này ?

Bí thư tỉnh ủy Võ Văn Thưởng: Công nhiệp hóa ở Quảng Ngãi là một tiến trình không thể khác. Muốn công nghiệp hóa, phải thu hút đầu tư, phải dành đất cho nhà đầu tư, cho nhà máy và các hoạt động dịch vụ. Và như thế, phải thu hồi một phần đất sản xuất nông nghiệp cho công nghiệp và dịch vụ. Vấn đề là phải làm thế nào để người nông dân sau khi bị thu hồi đất có thể chuyển đổi ngành nghề, được đào tạo để tham gia vào guồng máy công nghiệp hay dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu lao động là vấn đề lớn và là nhiệm vụ lớn mà tỉnh phải giải quyết trong tiến trình công nghiệp hóa. Việc xây dựng tác phong công nghiệp, tư duy công nghiệp cũng phải được tiến hành mạnh mẽ trong và ngoài đội ngũ công chức. Lợi ích của người dân, đặc biệt là lợi ích của người nông dân phải được đặt lên hàng đầu. Sự phát triển chỉ mang lại ý nghĩa thực sự nếu người dân được no ấm.

Thanh Thảo: Trên lý thuyết là như vậy. Nhưng trong khi người nông dân chưa kịp chuyển đổi thành…công nhân, thì làm sao giữ đất ruộng cho họ, cũng là bảo đảm an ninh lương thực cho tỉnh, thưa anh ?

Bí thư tỉnh ủy Võ Văn Thưởng: Phải phân loại đất dành cho công nghiệp, dịch vụ, và quan trọng hơn, phải giữ lại đất trồng lúa theo đúng qui định của nhà nước, từ đó mới bảo đảm được an ninh lương thực cũng như sự bình ổn cho đời sống của người nông dân. Với những người nông dân có đất thuộc diện phải thu hồi, thì dứt khoát phải tạo cơ hội tái định cư bằng và tốt hơn nơi ở cũ cho họ. Tái định cư đây không chỉ là xây dựng nhà ở, mà quan trọng hơn, là phải tạo được môi trường lao động để người dân tái định cư có thể làm ăn và có thu nhập tốt hơn từ nơi ở mới.

Thanh Thảo: Trong khi việc tái định cư chưa ổn thì những dự án treo luôn là vấn đề gây nhức nhối cho ngươi dân. Ý kiến anh về vấn đề nay thế nào ?

Bí thư tỉnh ủy Võ Văn Thưởng: Đó là tình hình có thật, nhưng là kết quả từ nhiều nguyên nhân. Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, việc thu hút đầu tư gặp rất nhiều khó khăn. Lại có nguyên nhân từ môi trường đầu tư của tỉnh chưa thật sự thu hút. Cũng có nguyên nhân từ chính những nhà đầu tư, bắt nguồn từ thực lực của chủ đầu tư, khiến một số dự án đã đăng ký nhưng không thực hiện được. Và cũng có một số ít nhà đầu tư theo kiểu “xí chỗ” rồi chờ…bán lại. Sắp tới đây, tỉnh sẽ phải rà soát lại từng dự án đầu tư, đánh giá lại tính khả thi và thời hạn thực hiện mang tính hiệu lực của từng dự án. Cùng lúc, chúng tôi chia sẻ tối đa với những doanh nghiệp gặp khó khăn do tình hình kinh tế chung, và cũng nghiêm khắc với những nhà đầu tư thiếu thiện chí. Quảng Ngãi vẫn còn là tỉnh nghèo, vì vậy chúng tôi chắt chiu với từng cơ hội, tạo điều kiện cho từng nhà đầu tư muốn làm ăn tại đây. Nhưng, chính trong quá trình kêu gọi đầu tư chúng tôi cũng cần thực hiện việc sàng lọc, lựa chọn những lĩnh vực đầu tư. Làm sao để Quảng Ngãi có thể phát triển một cách bền vững, bảo vệ môi trường, chứ không phải kêu gọi đầu tư để lấy thành tích.

Thanh Thảo: Quan điểm của bí thư tỉnh ủy như thế là rất rõ ràng. Quảng Ngãi đã có một nhà máy lọc dầu Dung Quất(NMLDDQ) làm đầu tàu và động cơ cho sự phát triển công nghiệp. Nhưng nói như Tổng giám đốc NMLD Nguyễn Hoài Giang, thì “Nếu chúng ta vận hành tốt một NMLD lớn như thế này mà người dân bên ngoài hàng rào nhà máy vẫn nghèo khổ thì sự tồn tại của NMLD cũng không có ý nghĩa gì”. Từ đó, càng thấy công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân Quảng Ngãi là một sự nghiệp lớn và rất khó khăn. Ý anh sao ạ ?

Bí thư tỉnh ủy Võ Văn Thưởng: Tỉnh Quảng Ngãi còn 6 huyện miền núi thuộc diện huyện nghèo trong cả nước, với tỉ lệ hộ nghèo lên tới hơn 50%. Nếu cộng thêm hộ cận nghèo, con số sẽ khiến ta phải giật mình: 70%. Con số ấy kéo tỉ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh lên tới 21%. Giảm nghèo, vì thế, là một sự nghiệp lớn của toàn Đảng toàn dân Quảng Ngãi. Và không thể hoàn thành nó trong một thời gian ngắn. Với đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh, muốn giảm nghèo bền vững thì phải giao đất giao rừng cho dân quản lý, để người dân có thể sống được từ đất và rừng. Phải tư vấn cặn kẽ và hiệu quả về khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho họ, theo cách nói bây giờ là “trao cho họ chiếc cần câu”. Nhưng phải là “cần câu thứ thiệt” có thể câu được “cá”. Tổ chức cho con em người dân tộc học nghề, giải quyết việc làm cho họ cũng là nhằm giúp họ thoát nghèo bền vững. Cùng lúc, là đầu tư mạnh mẽ để phát triển giáo dục và nâng cao dân trí ở những vùng dân tộc ít người. Với các vùng nông thôn, thì phải giữ lại tỉ lệ đất trồng lúa hợp lý, cân đối với đất dành cho công nghiệp và dịch vụ. Phải nâng cao hiệu quả của các tổ chức khuyến nông, chống dịch bệnh có hiệu quả, giúp cho nông dân nâng cấp được chất lượng cây trồng và vật nuôi nhằm có lãi tương đối cao khi bán ra thị trường cũng là biện pháp tích cực chống tái nghèo.

Thanh Thảo: Nhà nước và tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi, nhưng làm sao để những chính sách ấy trực tiếp tới được ngư dân, thưa anh ?

Bí thư tỉnh ủy Võ Văn Thưởng: So với cả nước, ngư dân Quảng Ngãi là lực lượng đánh bắt thủy hải sản trên biển có truyền thống, có tay nghề và kinh nghiệm cao. Trong tổng số tàu trên 90CV chuyên đánh bắt xa bờ của cả nước, thì lượng tàu của Quảng Ngãi chiếm 1/15. Trong thực tế, ngư dân Quảng Ngãi còn là lực lượng nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Sự hiện diện của ngư dân Quảng Ngãi trên những vùng biển như Hoàng Sa, Trường Sa chính là sự khẳng định chủ quyền Việt Nam ở những vùng biển đảo ấy. Thế nhưng, rút kinh nghiệm từ dự án đầu tư đánh bắt xa bờ chưa thành công những năm trước đây, cần phải có kế hoạch đầu tư và hỗ trợ đồng bộ cho ngư dân. Hình thức hỗ trợ có thể phong phú, nhưng phải thực tế và hiệu quả, chứ đừng như chuyện đòi hỏi ngư dân phải có giấy xác nhận từ trên biển để có thể nhận tiền hỗ trợ xăng dầu. Việc hỗ trợ tín dụng cho ngư dân cũng phải được thực hiện một cách hiệu quả, đưa tiền tới đúng tay ngư dân đang cần vay tiền để đầu tư đóng mới hay nâng cấp tàu thuyền. Cùng lúc, phải có kế hoạch xây dựng thương hiệu thủy sản đủ mạnh cho xuất khẩu, giúp ổn định “đầu ra” cho sản phẩm của ngư dân. Tỉnh đã liên kết một số Tổng Cty ở TP HCM với ngư dân Quảng Ngãi để xây dựng thương hiệu thủy sản cho Quảng Ngãi. Việc đầu tư cảng, âu tàu, bến trú bão là phúc lợi của nhà nước dành cho ngư dân, phải thực hiện cho thật tốt để phát huy tác dụng cao nhất.

Thanh Thảo: Như thế, câu chuyện của chúng ta cũng đã “lên rừng xuống biển” rồi. Bây giờ xin hỏi bí thư một câu hỏi nhỏ, anh đánh giá thế nào về đội ngũ nhà báo và hoạt động truyền thông trong tỉnh ?

Bí thư tỉnh ủy Võ Văn Thưởng: Tôi thường xuyên theo dõi báo đài trong tỉnh, cũng như đọc một số báo TƯ có phóng viên đứng chân trên địa bàn tỉnh. Nói thật thế này: chúng ta có một lực lượng các nhà báo giỏi, giàu tiềm năng, và thực sự giúp cho tỉnh không chỉ về tuyên truyền đường lối chính sách, mà còn là những phản ánh kịp thời và trung thực những vấn đề còn chưa được của tỉnh. Tôi rất quan tâm tới những vấn đề mà báo đài nêu ra, luôn yêu cầu phải kiểm tra để xử lý kịp thời. Lực lượng nhà báo thì mạnh, nhưng chúng ta vẫn thiếu những ấn phẩm báo chí có sức thu hút với bạn đọc, xứng tầm với một tỉnh đang trên đà phát triển. Điều đó cần phải được thay đổi.

Thanh Thảo: Anh mới “từ xa về đây” chưa lâu, vậy anh đã cảm thấy mình “quen” và “chịu” được tính khí của người Quảng Ngãi chưa ?

Bí thư tỉnh ủy Võ Văn Thưởng: Tôi chưa gặp vấn đề khó khăn nào khi “hòa nhập” vào Quảng Ngãi cả. Trái lại, tôi đã bắt đầu yêu vùng đất giàu truyền thống và giàu cả tình yêu này. Tôi cũng đã “ăn chịu” với tính cách của người Quảng Ngãi, dù chưa thể nói ngay là đã hiểu hết người Quảng Ngãi. Nhưng tôi tin, khi mình tới đây với tình yêu và lòng chân thành, mình sẽ được đền đáp (cười).

Thanh Thảo: Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện cởi mở này.

Thực hiện: Thanh Thảo

Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2012


Ngày 07-01, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đến dự có ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Thích.

 Năm 2011, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Việc tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát thực hiện phát luật, chính sách, chế độ có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ, tổ chức công đoàn, công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các phong trào thi đua đã đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả. Trong năm, toàn tỉnh thành lập mới 40 công đoàn cơ sở, trong đó 10 công đoàn cơ sở là doanh nghiệp ngoài nhà nước, kết nạp mới trên 4.130 đoàn viên, đạt 122,75% kế hoạch,… góp phần xây dựng đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh. Đặc biệt, đã tổ chức thành công các hoạt động lớn như Ngày hội công nhân, Tháng công nhân, Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ lần thứ XIII, thành lập Nghiệp đoàn nghề cá thí điểm đầu tiên tại xã An Hải, huyện Lý Sơn,…

Năm 2012, Liên đoàn Lao động tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ CNVCLĐ vững mạnh; tập trung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động như Ngày hội công nhân, Tháng công nhân; đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh năm 2012 như phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; tích cực tham gia cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng; tổ chức kiểm tra, giám sát có hiệu quả về thực hiện pháp luật, chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ; đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống, làm tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của CNVCLĐ,…

Tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Liên đoàn Lao động tỉnh đạt được trong năm qua và đề nghị, Liên đoàn Lao động tỉnh trong năm 2012 tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua của ngành gắn với thực hiện các cuộc vận động lớn của tỉnh; quan tâm phát triển lực lượng đoàn viên, mở rộng tổ chức công đoàn, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho ngưòi lao động; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh,...

Thay mặt Chủ tịch Nước, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho bà Ngô Thị Kim Ngọc- Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Tổng Liên đoàn Lao động tặng bằng lao động sáng tạo cho 8 cá nhân và Liên đoàn lao động tỉnh cũng tặng nhiều Cờ thi đua và Bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2011.

Nhân dịp này, Quỹ bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam trao tặng 10 triệu đồng cho con em công nhân viên chức công đoàn có hoàn cảnh khó khăn.
                                                                                                                                                                                              Lam Uyên

Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng gặp mặt hội viên CLB Lê Trung Đình

Sáng ngày 8/1, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật hội viên CLB Lê Trung Đình đang sinh sống trên địa bàn Quảng Ngãi nhân dịp năm mới 2012. Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Thanh Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Thích đã tham dự.

Tại buổi gặp mặt, đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và nhiệm vụ chủ yếu năm 2012.

images613783 le Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng gặp mặt hội viên CLB Lê Trung Đình
Các hội viên tham dự buổi gặp mặt.
Đồng thời thông báo tóm tắt kết quả hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Năm 2011, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh, tình hình kinh tế- xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,3%.

Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục được đầu tư phát triển. Văn hoá-xã hội tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, an sinh xã hội bảo đảm. Quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác nội chính được tăng cường. Khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được củng cố.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Năm 2012, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt chủ trương thắt chặt đầu tư công, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 10-11%. GDP bình quân đầu người đạt 1.694 USD. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 18.594 tỷ đồng. Phát triển kinh tế-xã hội bền vững, đi đôi với đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo, thực hiện  tốt các chính sách xã hội. Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, đồng thời với đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng…

Hầu hết hội viên trong CLB đều bày tỏ sự hài lòng với những kết quả đã đạt được trong năm qua, nhất là công tác đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, các hội viên cũng cho rằng Đảng bộ tỉnh cần quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, công tác phát triển nguồn nhân lực hơn nữa; cần nhanh chóng giải quyết những vấn đề “nóng”, gây bức xúc trong dư luận, tạo niềm tin trong nhân dân, nhất là giải quyết các chế độ, chính sách cho nạn nhân chất độc da cam/điôxin, người có công cách mạng…

Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng ghi nhận các ý kiến đóng góp của các hội viên; đồng thời chúc các hội viên trong CLB, cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí dồi dào sức khỏe và mong rằng bằng tâm huyết, kinh nghiệm, hiến kế cho đội ngũ cán bộ tỉnh nhà xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.


Thanh Thuận (Theo QuangNgai)